Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non… và có sự phân công công việc rõ ràng. Ong có nhiều loài khác nhau, các loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa…
Ong thường sống thành đàn, nhiều nhất có khi tới 25.000 – 50.000 con, trong các tổ ở hốc cây, kẽ đá, bụi rậm, trong rừng, hoặc các tổ hòm cải tiến do người nuôi làm cho nó ở.
- Ong bị đuổi ra khỏi tổ
Khi các con ong trong đàn chết, ong thợ sẽ thu gom xác và làm các công việc chôn cất sau đó mang xác ra khỏi tổ. Những con ong thông thái trong tổ sẽ đảm nhiệm vai trò an ninh, loại bỏ những con ong bị ốm hay các con ong đực dư thừa khi xảy ra nạn đói. Loài ong có khả năng xác định ong bị bệnh bằng khứu giác và kịp thời loại bỏ chúng khỏi tổ. Ong chết được đưa ra ngoài và cách ly khỏi mật ong và ấu trùng. Các con ong sẽ dành cả ngày để dọn vệ sinh tổ sau khi có ong chết. Loài ong cũng không đi vệ sinh trong tổ mà thay vào đó đi vệ sinh trong khi bay.
- Khả năng cảm nhận đặc biệt
Các con ong có thể phát triển một cách đáng kinh ngạc các giác quan để hỗ trợ các thói quen hàng ngày. Ong mật có thể cảm nhận sự khác biệt giữa các hình ảnh trong vòng chưa đầy một giây và khả năng nhận ra mùi hương rất tinh. Các con ong thường bị thu hút bởi một số loại mùi nhất định để tạo điều kiện thụ phấn. Tuy nhiên, chức năng này cũng được dùng để nhận dạng và là tín hiệu gọi bạn tình. Mỗi tập thể ong có một mùi thơm độc đáo riêng mà con ong trong tổ sử dụng để xác định con ong “bạn tình” và khi một con ong cái rời tổ để bắt đầu lứa sinh sản mới, kích thích tố sẽ thu hút các con ong đực hộ tống.
- Ong không nhận biết được màu đỏ
Ong mật có 5 mắt giúp chúng nhìn thấy mọi vật ở độ cao hơn các loài động vật khác, hai mắt to ở hai bên đầu và 3 mắt ở vị trí trung tâm trên đỉnh đầu giúp chúng xác định và điều chỉnh hướng bay. Tuy nhiên, loài ong chi có thể nhận biết được một số màu nhất định. Thậm chí chúng nhìn màu đỏ thành màu đen và nhìn được ánh sáng tia cực tím mà mắt người không nhìn thấy được. Ong sử dụng hình ảnh quang phổ tập trung dày đặc ở vị trí trung tâm của bông hoa để hướng chúng nhắm mục tiêu chuẩn xác.
- Thói quen giao phối
Sau khi giao phối, các con ong đực có thể mất chức năng giới tính và chết. Ong mật đực có chức năng thụ thai cho ong chúa sẽ bị mất bộ phận giao phối và bộ phận này sẽ di chuyển vào cơ thể ong chúa sau khi giao phối. Đây được coi là phương pháp đảm bảo sự thành công của quá trình thụ tinh và ngăn chặn các đợt giao phối khác. Tuy nhiên, khi giao phối với con ong đực tiếp theo, ong chúa sẽ bỏ cơ quan sính sản của con ong trước đó và tiếp tục quá trình thụ tinh. Con ong đực sau đó sẽ nhanh chóng chết, thậm chí nếu có thể sống, những con ong bị thương sau khi giao phối cũng sẽ bị đẩy ra khỏi tổ.
5. Khả năng nhận dạng khuôn mặt
Loài ong được chứng minh là có khả năng nhận dạng khuôn mặt của từng cá nhân, thậm chí chúng còn sử dụng các phương pháp tương tự mà con người thường làm để nhận dạng khuôn mặt. Các con ong nhận dạng các đường kẻ và hình dạng như một dạng khuôn mẫu và có thể nhớ được các khuôn mẫu này. Khi được cung cấp thức ăn với hình ảnh khuôn mặt và những cốc nước với các yếu tố không liên quan đến khuôn mặt, các nhà sinh học nhận thấy loài côn trùng này có thể nhận ra các khuôn mặt với độ chính xác cao. Theo thời gian, chúng thậm chí có thể phân biệt các khuôn mặt đơn giản với các khuôn mặt phức tạp.
6 . Vai trò của ong với an ninh quốc gia
Loài ong có thể được sử dụng để tăng cường an ninh quốc gia. Các cơ quan thụ cảm nhạy cảm cao của ong được chúng sử dụng để phát hiện ngay cả những dấu vết nhỏ nhất của phấn hoa ở những nơi rộng lớn. Loài ong có thể được huấn luyện dùng khả năng này để tìm kiếm các hóa chất khác một cách hiệu quả. Các cơ quan an ninh đã thử nghiệm sử dụng ong để nhận diện và phát hiện các chất hóa học được dùng để chế tạo bom. Các thiết bị theo dõi cực nhỏ được gắn vào ong có thể định vị vị trí của đàn ong ở các khu vực rộng lớn. Các camera phát hiện chuyển động của vòi ong để phát hiện đúng các hợp chất cần tìm.
7 . Ong nhỏ học cách kiếm mật
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng mục đích duy nhất của ong thợ là kiếm mật và đây là đặc điểm bẩm sinh của loài ong này. Trên thực tế, khi được sinh ra, loài ong không nhận thức được rằng phải kiếm mật và sau đó sẽ được các con ong kỳ cực trong đàn hướng dẫn. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng ong học cách kiếm mật bằng cách xem những con ong có kinh nghiệm trong đàn làm. Những con ong nhỏ sẽ xem bông hoa nào được ong lớn hơn đổ xô đến tìm mật và làm theo hướng dẫn. Tuy nhiên, chúng phải học thật nhanh vì cánh của những con ong lớn dễ bị kiệt sức sau khi bay quá nhiều.
8 . Ong hỗ trợ chữa bệnh
Một ứng dụng khác của các con ong mật đó là nghiên cứu lĩnh vực đa xơ cứng . Một số bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng phải trải qua quy trình trị liệu nọc ong và hấp thụ một loại keo ong, mật ong nguyên chất (nguyên chất, vẫn còn chứa sáp ong và keo ong) và sữa ong chúa để đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả chữa trị vẫn chưa được chứng minh trong thử nghiệm lâm sàng, tuy nhiên không ít bệnh nhân vẫn thực hiện phương pháp này trong nhiều năm và đều có nhiều dấu hiệu phục hồi.
- Kỹ năng toán học
Bất kỳ ai khi nhìn thấy tổ ong đều có thể suy ra rằng loài ong là những nhà toán học xuất sắc. Trên thực tế, các tổ ong tự nhiên ban đầu có hình tròn theo hình dáng của cơ thể con ong, trong quá trình hình thành tạo ra các bức tường ong tan chảy, các con ong tự tạo thành các hình dạng cấu trúc tự nhiên nhất theo định hướng chúng đó là hình lục giác.
Loài ong còn được đánh giá là chuyên gia trong lĩnh vực tính toán và đi lại. Một điệu nhảy phức tạp được ong thực hiện khi về tổ để cảnh báo với những con ong khác về những nơi có thực phẩm. Các thay đổi nhỏ được ong quan sát, sau đó chúng sẽ thông báo khoảng cách, tốc độ và góc độ của các chuyến bay liên quan đến ánh sáng mặt trời và thậm chí cả nguồn ong dồi dào như thế nào để báo với đàn ong.